Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Campuchia
Ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, Hà Nội lại khoác lên mình một tấm áo khác hẳn ngày thường. Nếu những ngày cuối năm, thành phố ngập trong sự hối hả, tấp nập của dòng người lo toan cho cái tết đủ đầy, thì sáng mùng 1 lại là một hình ảnh đối lập hiếm hoi trong năm: tĩnh lặng, yên bình đến lạ kỳ.Phố phường Hà Nội lúc này không còn tiếng còi xe, không còn những bước chân vội vã. Nơi tấp nập nhất có lẽ là ở các đền, chùa, đình - nơi người dân đi lễ cầu bình an, may mắn cho năm mới. Một số tiểu thương vẫn còn mở cửa buôn bán sáng mùng 1 tết để người dân sắm lễ dâng. Không còn cảnh chen chúc, xô bồ, người Hà Nội tĩnh lặng sáng mùng 1 nhìn thành phố chuyển mình trong khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ, Hà Nội đẹp theo một cách rất riêng – đẹp bởi sự vắng lặng hiếm hoi, bởi không khí trong trẻo, bởi những điều giản dị nhưng lại chứa đựng cả hồn cốt của một cái tết truyền thống. Đó là lúc mà mỗi người có thể dừng lại, hít thở sâu một hơi, cảm nhận sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, lặng nghe những nhịp đập chậm rãi của thủ đô nghìn năm văn hiến. Và rồi, chỉ ít ngày nữa thôi, Hà Nội lại trở về với nhịp sống quen thuộc, với những con đường đông đúc, những tiếng còi xe và sự hối hả. Nhưng khoảnh khắc sáng mùng 1 ấy – khoảnh khắc Hà Nội bình yên đến lạ – vẫn sẽ mãi là một nét đẹp khó quên trong lòng những ai yêu mến mảnh đất này.'Điên đầu' vì karaoke trong những ngày tết
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology, bao gồm 47 phụ nữ và nam giới, trong độ tuổi 25 đến 55.
Lợi ích của đậu nành với các lứa tuổi
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".
Samsung đưa Galaxy AI đến hàng triệu thiết bị Galaxy cũ
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.